GỖ MDF TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT: ĐẸP VÀ THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
Gỗ MDF ngày càng trở nên phổ biến hơn trong giới thiết kế nội thất và người tiêu dùng phổ thông. Và điều này không có gì đáng ngạc nhiên bởi nó có vô số ưu điểm.
MDF viết tắt của Medium-Density Fiberboard, theo tiếng Việt chúng ta có thể hiểu là tấm ván có tỉ trọng sợ trung bình. Thành phần chính của MDF là các loại gỗ tự nhiên được tận dụng (vụn gỗ, khúc cây,..) được nghiền nát tạo thành các sợ nhỏ, xử lý loại bỏ tạp chất rồi kết dính lại với nhau bằng keo chuyên dụng trong máy nén nhiệt cường độ cao, tạo nên những tấm ván nguyên khối sử dụng trong việc sản xuất đồ gỗ nội thất.
Do đó, nó hoàn toàn thân thiện với môi trường. Các tấm MDF khi được xử lý bằng các dung dịch chống nước và chống cháy đặc biệt, sẽ rất chắc và bền, có khả năng chống ẩm và chống cháy.
Vì vậy khi bạn tìm một vật liệu để trang trí hay làm đồ nội thất thì MDF là một vật liệu hoàn toàn phù hợp và không bị lỗi thời.
Thực tế MDF còn rất nhiều ưu điểm, và bên cạnh đó tất nhiên cũng còn nhiều hạn chế. Bài viết này không phân tích sâu vào đặc tính kỹ thuật của gỗ MDF nhưng chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn bằng việc đưa ra một số vị dụ cụ thể về việc sử dụng vật liệu này trong thiết kế nội thất.
Ưu điểm
Thân thiện với môi trường
MDF được làm từ nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên sau khi loại bỏ các tạp chất, ép thành tấm bằng phương pháp ép nhiệt khô, vai trò liên kết chính là từ chất lignin – một thành phần hữu cơ trong gỗ được giải phóng trong môi trường áp suất cao. Vì vậy MDF hoàn toàn thân thiện với môi trường.
Dễ lắp đặt
Việc lắp đặt các tấm MDF không yêu cầu cao bất cứ kỹ năng đặc biệt nào, một người nghiệp dư tìm hiểu vẫn có thể làm được.
Thẫm mỹ
Sự đang dạng về màu sắc bề mặt, linh hoạt về liên kết cho phép thực hiện các mẫu thiết kế nội thất đặc sắc nhất.
Hấp thụ âm thanh
Nhờ cấu tạo từ các hạt sợ nhỏ liên kết lại với nhau nên MDF có tính năng hấp thụ âm thanh rất tốt.
Dễ vệ sinh
Bề mặt nhẵn láng dễ lau chùi vệ sinh
Giá thành
Giá của tấm MDF phụ thuộc vào vật liệu hoàn thiện bên ngoài, nhưng so với những ưu điểm của nó thì khá là hợp lý và phải chăng.
Nhược điểm
Chống thấm tương đối
Dù đã được xử lý bằng các chất bảo vệ, nhưng phần nhạy cảm nhất của MDF là các cạnh viền thường xuyên tiếp xúc với độ ẩm khiến chúng dễ bị nở. Do đó môi trường vị trí ứng dụng cũng phải cân nhắc phù hợp với đặc tính của MDF.
Tiêu hao vật tư
Thi công lắp dựng tấm MDF cần có hệ khung để liên kết, nghĩa là tốn nhiều vật tư hơn để hoàn thiện.
Dễ cháy
Gỗ hay ván dăm nói riêng dễ và cháy khá nhanh, do đó nếu không được xử lý đặc biệt bằng các chất chống cháy, ván MDF có thể cực kỳ dễ cháy.
Làm thế nào để ứng dụng MDF trong thiết kế nội thất
Ốp tường
Sự đang dạng bề mặt hoàn thiện của MDF cung cấp linh hoạt giải pháp trang trí. Một trong những lựa chọn phổ biến là MDF phủ Veneer gỗ tự nhiên, hoặc MDF phủ màng Melamine với vô số các vân bề mặt hoàn thiện khác nhau.
Các hoàn thiện khác
Trên thực tế, ứng dụng MDF trong thiết kế nội thất là không giới hạn. Tường, trần, cửa, tủ,… Với ưu thế là dễ thi công lắp đặt, việc thi công chỉ để lại một lượng nhỏ bụi mịn, không nhiều gỗ thừa hay dăm bào như gỗ tự nhiên.
Tấm trang trí
Ván MDF phủ Veneer hay Melamine có thể được sử dụng tối ưu nhất để làm các điểm nhấn trang trí. Như ốp cột hoặc vách trong làm điểm nhấn trong phòng khách, phòng ăn…
Làm tủ
Thông dụng nhất là ứng dụng để làm tủ, có thể là tủ bếp, tủ áo, tủ đồ gia dụng,… ngoài ra còn có thể sử dụng để hoàn thiện sàn, tường, cửa và đôi khi các vật dụng khác như đèn, bàn nhỏ,…
Theo homeklondike